Tuesday, January 12, 2016

Trang cá nhân: cụ Nguyễn Văn Tuyên (Đời thứ 4.)

Gia Phả họ Nguyễn Quang thôn Hậu Xá - Trang cá nhân
Mẹ: Nguyễn Thị Nhã
(?-?)

CON CHÁU ĐỜI THỨ 4. DÒNG HỌ NGUYỄN QUANG THÔN HẬU XÁ
cụ Nguyễn Văn Tuyên
tự Tam Đức
hiệu Trùng Quang
(1837-1893)
Giỗ: ngày 16 tháng 1
cụ cả Nguyễn Thị Lộc

hiệu Từ Phúc
(1840-1891)
Giỗ: ngày 27 tháng 5

M. Nguyễn Văn Thự
(Tú Cả: 1860-1898)

M. Nguyễn Dụng Tân
(Tú Nhì: ?-?)

M. Nguyễn Tam Trạch
(Ba Đang: 1868-1907)

M. Nguyễn Quang Hưng
(Phán Tư: ?-?)

F. Nguyễn Thị Nghiêm (Bà Tú Đẩu)

CON CHÁU ĐỜI THỨ 4. DÒNG HỌ NGUYỄN QUANG THÔN HẬU XÁ
cụ Nguyễn Văn Tuyên
tự Tam Đức
hiệu Trùng Quang
(1837-1893)
Giỗ: ngày 16 tháng 1
cụ thứ Nguyễn Thị Sâm

hiệu Diệu Đức
(?-1917)
Giỗ: ngày 13 tháng 10

M. Nguyễn Văn Lạc
(Tú Nhì: ?-?)

F. Nguyễn Thị Hoan
(?-?)

F. Nguyễn Thị Hợp
(?-?)

F. Nguyễn Thị Thuần
(Bà cả Chanh: ?-?)

CON CHÁU ĐỜI THỨ 4. DÒNG HỌ NGUYỄN QUANG THÔN HẬU XÁ
cụ Nguyễn Văn Tuyên
tự Tam Đức
hiệu Trùng Quang
(1837-1893)
Giỗ: ngày 16 tháng 1
cụ thiếp Nguyễn Thị Huệ


(?-?)

M. Nguyễn Quang Oánh
(Nguyễn Văn Huỳnh: ?-1951)

F. Nguyễn Thị Tuyết
(?-?)

* Cụ Nguyễn Văn Tuyên tự Tam Đức, hiệu Trùng Quang. Sinh năm Canh Tý (1837) mất ngày 16 tháng 1 năm Quý Tỵ (1893), thọ 54 tuổi. Cụ to béo, hơi thấp, rỗ hoa. Cụ nối nghiệp buôn của mẹ làm nên giầu hơn. Cụ hưởng thụ nhiều về vật chất. Cụ có tư chất thông minh, tuy không được học mấy nhưng văn tự cũng khá thông. Cụ theo lời thân mẫu nên rất chú ý đến việc học hành các con. Nhân lúc nhà dư tiền, Cụ bỏ tiền ra mua nhiều sách quý như bộ "Uyên Giám Loại Hàm", một bộ sách xếp đầy 2 tủ, nhiều nhà đại gia cũng không có. Ngoài những sách về cử nghiệp, Cụ cũng mua nhiều sách về thuốc nữa. Cụ tìm những thầy giỏi để dậy các con, và nghĩ ra những phương pháp để khích lệ con cháu học hành. Hàng năm vào ngày 1 tháng 12, Cụ đặt kỳ sát hạch, theo dõi sức học các con cháu mà thưởng phạt. Hai con Cụ là Cụ Nguyễn Văn Thự và Nguyễn Dụng Tân khi đỗ Tú Tài, mỗi người được Cụ thưởng một cái nhà gạch.
Cụ rất để ý đến việc phần mộ tổ tiên, tìm phúc địa cho con cháu được nhờ, kén vợ cho các con vào đại gia để được giống tốt. Cụ xây những nhà thờ cúng tổ tiên, vừa bên nội ở Tả Thanh Oai, vừa bên ngoại ở Nghi Tàm. Cụ lại còn có công với làng nữa. Làng ta trước kia tên là Bạch Xá, người ta thường gọi chúng ta là Kẻ Bạch. Nhờ Cụ kêu xin mới được đổi chữ Bạch (trắng không có gì) ra chữ Hậu (đầy đặn trung hậu).
Nhân gặp năm đói kém, Cụ xuất tiền ra giúp dân, được quan tỉnh và triều đình thưởng cho hàm hàm "Tòng Cửu Phẩm Văn Giai". Tuy Cụ được hàm Văn Giai, xong thiên hạ quen mồm kêu Cụ là Cụ Bá (Bá tức là Bá Hộ, thuộc về hàm Võ) Cụ có hai vợ và một thiếp. Cụ chính thất được bốn trai và một gái. Cụ thứ thất được hai trai, ba gái. Cụ thiếp được một trai, một gái.

** Cụ bà chính thất tên là Nguyễn thị Lộc, hiệu Từ Phúc, người làng Nghi Tàm, huyện Hàm Long, gần Hà Nội. Ngày mất 27 tháng 5 năm Tân Mão (1891) giờ Ngọ. Cụ thọ 52 tuổi, Trước tiên mộ để ở xã Yên Trạch, đến năm sau di mộ, dời nguyên cả quan quách vào sườn núi Gôi, xứ Cống Thuồng Luồng, trông vào Ninh Bình. Cụ người yểu điệu nhân từ, đối với tỳ thiếp không ghen tuông, con cháu về sau thành đạt, thịnh vượng cũng là nhờ phúc đức của Cụ. Cụ sinh hạ bốn trai một gái.
Bốn trai: Các cụ Nguyễn Văn Thự (Tú Cả), Nguyễn Dụng Tân (Tú Nhì), Nguyễn Tam Trạch (Ba Đang), Nguyễn Quang Hưng (Phán Tư). Một gái: Cụ Nguyễn thị Nghiêm.

*** Cụ thứ thất tên là Nguyễn thị Sâm, hiệu Diệu Đức là em ruột Cụ chính thất. Mất ngày 13 tháng 10 âm lịch (1917?). Mộ cát táng để ở Hậu Xá. Cụ sinh được hai trai ba gái. Hai trai: Các cụ Nguyễn Văn Thư (Phán Năm), Nguyễn Văn Nhạc. Ba gái: Các cụ Nguyễn thị Hoan, Nguyễn thị Hợp, Nguyễn thị Thuần.
Hai cụ bà là con Cụ Nguyễn Trăn tự Hoằng Hậu, (Á khoa Cử Nhân khoa Ất Dậu, năm Minh Mạng thứ 6, làm quan đến đời Tự Đức thứ 6 thì cáo hồi). Cụ Lộc cũng là cháu nội cụ Nguyễn Lý, tự là Thành Nghị, đỗ Giải Nguyên khoa Quý Mão (1783) năm Cảnh Hưng 44, làm quan, tước Lý Thành Bá.
Anh em trai của hai Cụ bà có Cụ Nguyễn Đào là em Cụ chính thất anh Cụ thứ thất, đỗ Tú Tài khoa Bính Tuất (1886) đồng khoa với Cụ Nguyễn Dụng Tân (2 cậu cháu đồng khoa).
Cụ Đào được bổ Tri Huyện Quỳnh Côi, rồi thăng Tri Phủ Kiến Xương, sau cáo hồi vô hạn vì Công Xứ Pháp không ưa. Về sau Cụ lại bổ ra làm Tri Huyện Bất Bạt (bị giáng chức).
Ở huyện Bất Bạt Cụ bàn giao cho con trai Cụ là Cụ Nguyễn Giao, tri huyện Võ Nhai đổi về đấy và Cụ đổi sang huyện Phúc Thọ. Để kỷ niệm việc bàn giao này Cụ Đào có làm 2 câu thơ sau:
"Thiên hạ hứa đa nhi tác tể/Thế gian nan đắc phụ giao bàn"
(Thiên hạ có nhiều nhà có con làm quan huyện/Thế gian khó được cha bàn giao việc quan cho con). Anh em ông Nguyễn Triệu là con Cụ huyện Giao.

**** Cụ thiếp tên Nguyễn thị Huệ, quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Sinh được hai con, một trai và một gái là cụ Nguyễn Quang Oánh (Nguyễn văn Huỳnh) và cụ Nguyễn thị Tuyết.

***** Mộ chí của các Cụ hiện chưa có thông tin chính xác. Ở quê, hiện nay vẫn còn một số ngôi mộ được xác định là của các Cụ thuộc dòng họ Nguyễn Quang. Tuy nhiên, trên bia mộ đều ghi chung là: Cụ Tổ Họ Nguyễn Quang.