Thursday, January 14, 2016

Tư liệu: Bia đá cổ trong từ đường nhà thờ dòng họ NGUYỄN QUANG thôn Hậu Xá

Tư liệu Gia Phả họ Nguyễn thôn Hậu Xá
Trong Từ Đường nhà thờ dòng họ NGUYỄN QUANG thôn Hậu xá có tất cả 6 bia đá cổ được khắc bằng chữ Hán. Trong số 6 bia đá cổ thì một bia để trên sàn nhà, nói về chuyện giỗ hậu ngõ. Năm bia trên tường sau bàn thờ, chính giữa một bia, bên phải hai bia, bên trái hai bia. Ngoài ra là một số bia đá nhỏ khắc chữ quốc ngữ được gắn gần đây do các chi họ thực hiện.
Toàn cảnh 5 bía đá cổ trên tường sau ban thờ
Để con cháu có thể hiểu được các nội dung khắc trên bia cổ, anh Nguyễn Quang Khải đã nhờ người bạn làm việc ở Viện Hán Nôm dịch ra chữ Quốc ngữ. Sau đây là các nội dung:
Bia đá cổ trong từ đường nhà thờ
Họ NGUYỄN QUANG

Bia chính giữa: Thủy Tổ và Tổ Khảo

+ Hiển Khảo được ban tặng là Trung Thuận Đại Phu Hàn Lâm Viện Thị Độc Học Sĩ Nguyễn Quý Công, tên thụy là Đoan Cẩn.
+ Nguyễn Đại Hữu hiệu Nguyên Cát, biệt hiệu Nguyên Cát Cư Sĩ.
+ Hiền Tỉ là bà Nguyễn Thị Nhã được ban Ban tặng Chánh Tứ Phẩm Cung Nhân.

Bia bên phải số 1: Chi Giáp

+ Nguyễn Quý Công tự Xuân Sinh, hiệu Thuần Mỹ và bà chính thất họ Phan.
+ Nguyễn Xuân Công tự Văn Biện, hiệu Cương Nghị vợ là bà họ Nguyễn, hiệu Diệu Cải.
+ Nguyễn Xuân Công tự Xuân Thịnh hiệu Mẫn Cấp, bà họ Phan, hàng nhất hiệu Từ Sương.
+ Nguyễn Quý Công tự Tiến Trình, hiệu Đôn Hòa và bà họ Nguyễn,hiệu Từ Viên.
+ Nguyễn Quý Công tự Khắc Dịch, hiệu Thuận Hòa và bà họ Lê hiệu Từ Thực.
+ Nguyễn Đường tự Thập Bình, thụy Cần Chân, bà họ Nguyễn hiệu Cần Mẫn, bà họ Nguyễn hiệu Diệu Cơ.
+ Nguyễn Quý Công tự Minh Trực hiệu Quang Thiều.
+ Nguyễn Đường hiệu Trọng Thán (Tán?) và bà họ Lê hiệu Từ Duyên.
+ Nguyễn Đường tự Duy (Từ?) Ái, thụy Cần Trực và bà họ Nguyễn hiệu Từ Chân.
+ Cô Tổ Nguyễn Thị Ngân hiệu Từ Dị.

Bia bên phải số 2: Chi Bính

+ Nguyễn Quý Công hiệu Thân Tín, bà họ Nguyễn hiệu Từ Minh, bà họ Nguyễn hiệu Từ Ý.
+ Nguyễn Quý Công tự Văn Tuất, hiệu Thuần Trực, bà họ Lê hiệu Từ Nhân.
+ Nguyễn Quý Công tự Bá Tuân, hiệu Chính Trực.
+ Nguyễn Niệm tự Văn Viêm, hiệu Cương Chất.
+ Nguyễn Quý Công tự Văn Tình, hiệu Cương Mại, bà họ Nguyễn hiệu Từ Chính.
+ Nguyễn Hội Công hiệu Chính Trực.
+ Nguyễn Hội Công tự Minh Mẫn và bà họ Nguyễn, hàng nhất, hiệu Từ Tính.

Bia bên trái số 1: Chi Ất

+ Nguyễn Quý Công tự Đình Luân, hiệu Mẫn Cán, bà họ Vũ hàng hai, hiệu Diệu Cần.
+ Nguyễn Quý Công tự Đình Cao, hiệu Cương Trực, bà họ Nguyễn hiệu Từ Bảo.
+ Nguyễn Đường tự Trung Quý, hiệu Đoan Tín, bà họ Trần, hiệu Từ Nhân.
+ Nguyễn Quý Công tự Văn Thừa, bà họ Lê tự Từ Minh.
+ Nguyễn Quý Công tự Văn Chuẩn.
+ Nguyễn Quý Công húy Hội, thụy là Tuấn Đức, bà họ Trần hiệu Từ Thuận, bà họ Nguyễn hiệu Cương Thiết.
+ Nguyễn Quý Công tự Viết Trí, hiệu Từ Thuật.
+ Nguyễn Quý Công hiệu Dụng Vinh.

Bia bên trái số 2: Chi Ất

+ Nguyễn Quý Công tự Bá Diên, chính thất bà họ Nguyễn, hiệu Từ Đoan, thiếp họ Lê, hiệu Từ Ý.
+ Nguyễn Hội Công tự Pháp Thành.
+ Nguyễn Nhị Lang tự Bá Liên, hiệu Pháp Huy, bà họ Lê hiệu Từ Tính, con gái Nguyễn Thị Chẩm, hiệu Diệu Tâm.
+ Nguyễn Đường tự Đình Cấp, hiệu Tinh Xảo, bà họ Lê, hiệu Từ Tán.
+ Nguyễn Đường tự Văn Cục, hiệu Mẫn Chân, bà họ Lê hiệu Từ Kham.
+ Nguyễn Nhất Lang, hiệu Sĩ Vọng, vợ họ Phan, hiệu Từ Duyên.
+ Nguyễn Hội Công tự Đình Quang, bà họ Đặng, hiệu Từ Chính.

Bia trên sàn nhà: Bia Hậu Ngõ

+ Gốc của người ta là ở đâu? Chính là tổ tiên luôn được ghi nhớ ở trong lòng. Công cha sinh mẹ dưỡng cao như núi, sâu như biển vậy.
+ Ở Hậu Xá tổng Phương Đình huyện Sơn Minh phủ Ứng Thiên tỉnh Hà Đông, có các vị Nguyễn Văn Phúc con trai là Nguyễn Văn Kiểm và vợ là Trần Thị Tối (Toái?), vợ Trần Thị Huệ, con gái là Nguyễn thị Cát, con nuôi là Trần Thị Kế, Nguyễn Văn Kính và vợ Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Văn Cúc vợ là Thị Kham, Nguyễn Văn Thức vợ Nguyễn Thị Đục con trai Nguyễn Văn Mật Nguyễn Văn Thác, cúng chùa chân linh tự bỏ ruộng đất gửi Hậu Ngõ, lập bia.Mỗi năm hai kỳ giỗ được cúng lễ.
+ Nay kê số đất vườn như sau:
- Đất vườn ba thước.
- Xứ Đồng Bà Cụ 14 thước 5 tấc.
- Xứ Đồng Lỗ 1 sào 2 thước và 12 thước khác.
- Xứ Kim Cao 13 thước 2 tấc.
+ Các điều nghi lễ khi cúng giỗ:
- Xôi tương đương 16 đấu gạo chia làm hai giỗ.
- Thịt 6 hào một giỗ.
- Rượu 10 cút.
- Giấy tiền 15 tờ.
+ Ngày giỗ thì dâng cỗ trước bia để tế lễ.
+ Lễ xong hạ lễ về nhà, chia một phần cho người trông coi từ đường, ba phần còn lại gia đình thụ lộc.
*Sửa bia vào ngày 10 tháng 2 năm Bảo Đại thứ 14.
**Năm Bảo đại thứ 14 thường được cho là năm 1939. Một số nơi lại là 1938 (nhưng là số ít).
Bia đá chính giữa ban thờ
Hai bia đá bên phải ban thờ