Saturday, August 15, 2015

GS. Nguyễn Phú Đức: Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam?

Nhà sách vinabook đã giới thiệu về cuốn sách có tiêu đề Tại sao Mỹ thua ở Việt nam của anh Nguyễn Phú Đức có đoạn:
Cho tới nay chưa có một sự phân tích nào chi tiết và toàn cục về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ngay cả những hồi ức của các nhân vật chính trị Hoa Kỳ cũng thường chỉ nhằm tự bào chữa cho những thời kỳ họ đang cầm quyền. Các bài phóng sự của các nhà báo có tên tuổi viết về cuộc chiến tranh cũng chỉ là những tấm ảnh chụp nhanh hơn là lúc phân tích thấu đáo.

Cuốn sách trên tay bạn đọc là tài liệu tham khảo có giá trị. Bởi lẽ tác giả của nó là nhân vật quan trọng trong bộ máy chính quyền Sài Gòn, người đã trực tiếp tham mưu cho Nuyễn Văn Thiệu trong các cuộc mặc cả của Mỹ trong quá trình lập lại hoà bình ở Việt Nam. Tác giả cho rằng, Mỹ thua Việt Nam ở cả hai miền Bắc và Nam, cả trong vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát lẫn vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc giải phóng. Việc Mỹ ồ ạt đưa quân tham chiến ở miền Nam là một sai lầm vì đã thể hiện rõ Mỹ là xâm lược nước ngoài, chính quyền Sài Gòn là tay sai, chế độ miền Bắc và Mặt trận Dân tộc giải phóng đã nắm lấy ngọn cờ dân tộc chống Xâm lược Mỹ.


Con đường lập lại hoà bình ở Việt Nam là Mỹ rút quân, tăng cường tiềm lực cho chế độ Sài Gòn đủ mạnh về quân sự và kinh tế để đối phó với Bắc Việt Nam… Nhưng Mỹ đã không giữ lời cam kết, bỏ rơi “đồng minh” khi miền Bắc ồ ạt đưa quân vào giải phóng miền Nam thực hiện thống nhất đất nước bằng con đường quân sự. Đương nhiên quan điểm này không phù hợp với thời cuộc và so sánh lực lượng lúc đó. Hai mươi năm sau ngày sụp đổ của chế độ Sài Gòn, tác giả vẫn “ngậm ngùi” nhắc lại quan điểm bất cập này, lớn tiếng trách cứ Hoa Kỳ… Cuốn sách giúp ta hiểu thêm những suy nghĩ của bộ phận trí thức và chính giới miền Nam dưới chế độ cũ.

Với tinh thần tôn trọng thực tế khách quan của tác giả dựa vào những chứng cứ chưa từng công bố, cuốn sách là một đóng góp quan trọng vào việc tìm hiểu lịch sử chiến tranh Việt Nam đã được nói đến nhiều trong những năm qua nhưng rất ít người hiểu thực sự về nó.

Phần đầu của cuốn sách cũng có thể xem tại đây: