Trong Họ, anh Nguyễn Phú Đức là con trai lớn của bác Nguyễn Khánh Đắc, cháu của ông Nguyễn Văn Thự, chi thứ nhất đời thứ năm trong cây gia phả. Anh Nguyễn Phú Đức tốt nghiệp Đại học Luật Khoa Đông Dương năm 1953, Tiến sĩ Khoa học Pháp lý tại Đại học Harvard năm 1954-1956. Sau năm 1975 anh là Giáo sư dạy luật tại Đại học ESSEC (École Supérieure des Sciences Économiques et Commerciales), Paris. Anh đã từng là Phụ tá Tổng thống về quốc ngoại và Tổng trưởng ngoại giao trong chính quyền VNCH Nguyễn Văn Thiệu.
Một số bài viết nhắc đến tên anh với tư cách là tác giả của hai cuốn hồi ký mang tựa đề « Pourquoi les États-Unis ont-ils perdu la guerre? » (nxb Godefroy De Bouillon, Paris 1996) và « The VN Peace Negotiations, Saigon’s Side of the Story » (nxb Arthur J Dommen,VA, 2005). Sau đây là một số trích đoạn:
Báo mạng motthegioi.vn trong loạt bài Hồi ký của các tướng tá Sài gòn có đoạn: Phái đoàn Mỹ (Kissinger) đến họp vào lúc 11 giờ trưa tại Phòng hành quân trong dinh Độc Lập. Ngoài Tổng thống Thiệu, còn có Phó tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Tống tham mưu trưởng Cao Văn Viên, Đại sứ Phạm Đăng Lâm, Trưởng phái đoàn Việt Nam Cộng hòa tại hòa đàm Ba Lê, ông Trần Kim Phượng, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ, Hoàng Đức Nhã, bí thư đặc biệt của tổng thống Thiệu, ông Trần Văn Lắm, Tổng trưởng ngoại giao, ông Nguyễn Phú Đức, Phụ tá ngoại giao phủ tổng thống (...).
Còn tại trang http://ttntt.free.fr/ trong mục điểm sách « VIẾT VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA » có đoạn nói về TS. Nguyễn Phú Đức như sau : Về Ts Nguyễn Phú Đức, hiện định cư ở Paris, tốt nghiệp trường luật Hà nội và Harvard, cựu Phụ tá Tổng thống về quốc ngoại và Tổng trưởng ngoại giao VNCH sau Hiệp ước Ba Lê, K (Kissinger) phê bình châm biếm: “Ông Đức là một sản phẩm mỹ lệ của hệ thống giáo dục Pháp, chuyên định nghĩa trừu tượng, kết luận lạc đề và có tài cãi bướng”. Trong lời tựa của VN, Pourquoi les Eùtats-Unis ont perdu la guerre xuất bản 21 năm sau ngày Sàigòn thất thủ, ông Đức thanh minh rằng ông cần đợi thời gian lắng đọng để phân tích thanh thản cuộc chiến VN. Quyển sách này dày 410 trang, viết bằng tiếng Pháp, chia thành năm phần mổ xẻ chính sách Hoa kỳ tại Đông Dương sau Đệ nhị thế chiến, sự can thiệp của Mỹ vào VN, việc Mỹ chuẩn bị rút quân, kế hoạch Nixon và những ngày cuối của Miền Nam. Phần chót dài 66 trang, không đi sâu vào chi tiết cuộc hoà đàm Ba Lê. Đầu năm 2005, Ts Đức cho phát hành tại Virginia, Hoa kỳ, quyển hồi ký thứ hai, The VN Peace Negotiations, Saigon’s Side of the Story, nxb Dalley, dày 463 trang, gồm có ba phần: mở đầu hoà đàm 1968-1969, những khúc quanh thương thuyết và chiến tranh chấm dứt 1973-1975.
Cố vấn Nguyễn Phú Đức tháp tùng Tổng thống Thiệu ngày 18.7.1968 hội kiến với Lyndon Johnson tại Honululu (Mỹ hứa không áp đặt một chính phủ liên hiệp tại Miền Nam VN) và ngày 8.6.1969 gặp Richard Nixon tại Midway (Mỹ tuyên bố rút 25.000 quân). Mỗi lần, phái đoàn VNCH gồm có vài chuyên viên khác. Ngày 29.11.1972, Ts Đức được phái qua Hoa Thịnh Đốn trình với Nixon quan điểm của TT Thiệu hầu tránh hoà đàm Ba Lê bế tắc. Ông không có trách nhiệm trực tiếp thương thuyết tại bàn hội nghị. Nói cách khác, ông là một luật gia phụ trách phần “đấm bóp thời cuộc” hơn là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Tuy nhiên, một số nhận xét của ông vẫn có giá trị. Đặc biệt, thay vì dùng danh từ vietnamization, Việt nam hóa chiến tranh, Ts Đức đề nghị chữ de-americanization, kế hoạch giải kết vai trò chiến đấu của Hoa kỳ, nhằm mục tiêu võ trang một quân đội quốc gia VN đủ mạnh để giúp Mỹ rút quân tuần tự. Ngoài ra, về mối liên hệ giữa K và Nixon, Ts Đức nhận xét rằng Nixon không tin dùng Bộ Ngoại giao, nhưng đồng thời cũng bực bội không ít về cách tự đề cao ba hoa của K với báo giới, tự cho mình là một “ phù thủy hoà bình, a peace magician”, đặc biệt sau chuyến công du bí mật của y qua Bắc kinh, làm lu mờ vai trò của Nixon về mặt đối ngoại. Tại sao Nixon không hãm bớt K? Nixon không quên K đã phản Rockefeller và Đảng Dân chủ để giúp Nixon (Cộng hoà) thắng cử năm 1968. Bởi thế, Nixon ngán K có thể trở cờ một lần nữa vì quyền lợi cá nhân. (trang 337-338). Sau hết, Ts Đức lưu ý: Khác với Eisenhower từng mời thượng khách Ngô Đình Diệm đọc diễn văn tháng năm 1957 trước lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, hai Tổng thống Johnson và Nixon đều tránh tiếp chính thức ông Thiệu taị thủ đô Washington, viện lẽ sợ phe phản chiến biểu tình. Sau Hiệp định Ba Lê, Nixon miễn cưởng mời vợ chồng TT Thiệu qua San Clemente để an ủi xã giao. Nixon và Thiệu gặp nhau ba lần. Nixon đã gởi Thiệu trên 20 mật thơ hứa hưu, hưá vượn.
...
Còn sau đây là bức ảnh được tìm thấy hình của cả anh chị tại tang lễ GS. Vương Văn Bắc ở Paris. Ảnh được chú thích như sau: Từ trái qua phải: Chị Marie (phu nhân anh Lưu Văn Dân), phu nhân GS Nguyễn Phú Đức (cựu ngoại trưởng), chị và anh Đoàn Trần Nghị, anh Lưu Văn Dân, chị Nguyễn Ngọc Thương, GS Nguyễn Phú Đức, chị Tống Mỹ Vân, anh Phạm Trọng Khoát (chủ tịch Hội Ái Hữu Đại Học Đà Lạt tại Âu Châu), GS Trần Thanh Hiệp, LĐT (tác giả bài viết Lê Đình Thông).
Xuất thân từ một trí thức, kết thúc quá trình lao động là một Giáo sư Đại học là nét cơ bản trong quá trình cống hiến của anh Nguyễn Phú Đức. Cũng như nhiều gia đình khác, trong quá trình phát triển của lịch sử, đôi khi trong một gia tộc tồn tại những sự đối nghịch về chính trị. Thế nhưng tựu chung, dòng họ chúng ta phần nhiều tiến thân nổi trội theo hướng những nhà trí thức.
Một số bài viết nhắc đến tên anh với tư cách là tác giả của hai cuốn hồi ký mang tựa đề « Pourquoi les États-Unis ont-ils perdu la guerre? » (nxb Godefroy De Bouillon, Paris 1996) và « The VN Peace Negotiations, Saigon’s Side of the Story » (nxb Arthur J Dommen,VA, 2005). Sau đây là một số trích đoạn:
Báo mạng motthegioi.vn trong loạt bài Hồi ký của các tướng tá Sài gòn có đoạn: Phái đoàn Mỹ (Kissinger) đến họp vào lúc 11 giờ trưa tại Phòng hành quân trong dinh Độc Lập. Ngoài Tổng thống Thiệu, còn có Phó tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Tống tham mưu trưởng Cao Văn Viên, Đại sứ Phạm Đăng Lâm, Trưởng phái đoàn Việt Nam Cộng hòa tại hòa đàm Ba Lê, ông Trần Kim Phượng, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ, Hoàng Đức Nhã, bí thư đặc biệt của tổng thống Thiệu, ông Trần Văn Lắm, Tổng trưởng ngoại giao, ông Nguyễn Phú Đức, Phụ tá ngoại giao phủ tổng thống (...).
Còn tại trang http://ttntt.free.fr/ trong mục điểm sách « VIẾT VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA » có đoạn nói về TS. Nguyễn Phú Đức như sau : Về Ts Nguyễn Phú Đức, hiện định cư ở Paris, tốt nghiệp trường luật Hà nội và Harvard, cựu Phụ tá Tổng thống về quốc ngoại và Tổng trưởng ngoại giao VNCH sau Hiệp ước Ba Lê, K (Kissinger) phê bình châm biếm: “Ông Đức là một sản phẩm mỹ lệ của hệ thống giáo dục Pháp, chuyên định nghĩa trừu tượng, kết luận lạc đề và có tài cãi bướng”. Trong lời tựa của VN, Pourquoi les Eùtats-Unis ont perdu la guerre xuất bản 21 năm sau ngày Sàigòn thất thủ, ông Đức thanh minh rằng ông cần đợi thời gian lắng đọng để phân tích thanh thản cuộc chiến VN. Quyển sách này dày 410 trang, viết bằng tiếng Pháp, chia thành năm phần mổ xẻ chính sách Hoa kỳ tại Đông Dương sau Đệ nhị thế chiến, sự can thiệp của Mỹ vào VN, việc Mỹ chuẩn bị rút quân, kế hoạch Nixon và những ngày cuối của Miền Nam. Phần chót dài 66 trang, không đi sâu vào chi tiết cuộc hoà đàm Ba Lê. Đầu năm 2005, Ts Đức cho phát hành tại Virginia, Hoa kỳ, quyển hồi ký thứ hai, The VN Peace Negotiations, Saigon’s Side of the Story, nxb Dalley, dày 463 trang, gồm có ba phần: mở đầu hoà đàm 1968-1969, những khúc quanh thương thuyết và chiến tranh chấm dứt 1973-1975.
Cố vấn Nguyễn Phú Đức tháp tùng Tổng thống Thiệu ngày 18.7.1968 hội kiến với Lyndon Johnson tại Honululu (Mỹ hứa không áp đặt một chính phủ liên hiệp tại Miền Nam VN) và ngày 8.6.1969 gặp Richard Nixon tại Midway (Mỹ tuyên bố rút 25.000 quân). Mỗi lần, phái đoàn VNCH gồm có vài chuyên viên khác. Ngày 29.11.1972, Ts Đức được phái qua Hoa Thịnh Đốn trình với Nixon quan điểm của TT Thiệu hầu tránh hoà đàm Ba Lê bế tắc. Ông không có trách nhiệm trực tiếp thương thuyết tại bàn hội nghị. Nói cách khác, ông là một luật gia phụ trách phần “đấm bóp thời cuộc” hơn là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Tuy nhiên, một số nhận xét của ông vẫn có giá trị. Đặc biệt, thay vì dùng danh từ vietnamization, Việt nam hóa chiến tranh, Ts Đức đề nghị chữ de-americanization, kế hoạch giải kết vai trò chiến đấu của Hoa kỳ, nhằm mục tiêu võ trang một quân đội quốc gia VN đủ mạnh để giúp Mỹ rút quân tuần tự. Ngoài ra, về mối liên hệ giữa K và Nixon, Ts Đức nhận xét rằng Nixon không tin dùng Bộ Ngoại giao, nhưng đồng thời cũng bực bội không ít về cách tự đề cao ba hoa của K với báo giới, tự cho mình là một “ phù thủy hoà bình, a peace magician”, đặc biệt sau chuyến công du bí mật của y qua Bắc kinh, làm lu mờ vai trò của Nixon về mặt đối ngoại. Tại sao Nixon không hãm bớt K? Nixon không quên K đã phản Rockefeller và Đảng Dân chủ để giúp Nixon (Cộng hoà) thắng cử năm 1968. Bởi thế, Nixon ngán K có thể trở cờ một lần nữa vì quyền lợi cá nhân. (trang 337-338). Sau hết, Ts Đức lưu ý: Khác với Eisenhower từng mời thượng khách Ngô Đình Diệm đọc diễn văn tháng năm 1957 trước lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, hai Tổng thống Johnson và Nixon đều tránh tiếp chính thức ông Thiệu taị thủ đô Washington, viện lẽ sợ phe phản chiến biểu tình. Sau Hiệp định Ba Lê, Nixon miễn cưởng mời vợ chồng TT Thiệu qua San Clemente để an ủi xã giao. Nixon và Thiệu gặp nhau ba lần. Nixon đã gởi Thiệu trên 20 mật thơ hứa hưu, hưá vượn.
...
Còn sau đây là bức ảnh được tìm thấy hình của cả anh chị tại tang lễ GS. Vương Văn Bắc ở Paris. Ảnh được chú thích như sau: Từ trái qua phải: Chị Marie (phu nhân anh Lưu Văn Dân), phu nhân GS Nguyễn Phú Đức (cựu ngoại trưởng), chị và anh Đoàn Trần Nghị, anh Lưu Văn Dân, chị Nguyễn Ngọc Thương, GS Nguyễn Phú Đức, chị Tống Mỹ Vân, anh Phạm Trọng Khoát (chủ tịch Hội Ái Hữu Đại Học Đà Lạt tại Âu Châu), GS Trần Thanh Hiệp, LĐT (tác giả bài viết Lê Đình Thông).
Xuất thân từ một trí thức, kết thúc quá trình lao động là một Giáo sư Đại học là nét cơ bản trong quá trình cống hiến của anh Nguyễn Phú Đức. Cũng như nhiều gia đình khác, trong quá trình phát triển của lịch sử, đôi khi trong một gia tộc tồn tại những sự đối nghịch về chính trị. Thế nhưng tựu chung, dòng họ chúng ta phần nhiều tiến thân nổi trội theo hướng những nhà trí thức.